Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Con mèo nằm trên bàn thờ

Truyện đã đăng trên báo Đại Biểu Nhân Dân Tết, trong khi bản tiếng Anh The Cat That Slept on The Altar đã xuất bản trong tuyển tập WTF!? của NXB Narcissuss Pink Press, Hoa Kỳ.

Đó là một con mèo nhị thể đen trắng. Cũng chỉ là một con mèo nữa, mẹ nuôi để đuổi chuột. Ba tháng tuổi, nó đang tuổi ăn tuổi lớn. Cái bàn thờ đóng bằng thứ gỗ xưa hiếm, với nhiều chạm khắc tinh vi. Nào chim nào hoa lá, như tôi nhớ là vậy. So với nhiều gia đình khác thì bàn thờ nhà tôi khá là khiêm tốn. Hai cây đèn bằng đồng án ngữ phía trước, cân xứng hai bên cái lư hương. Phía bên trái là đĩa hoa quả, ngày thường đơm một trái bưởi to lắm. Mẹ nói đơm bưởi cho nó lâu. Ngày rằm mới có thêm xoài hay chuối. Và dĩ nhiên, ngày Tết là một trái dưa hấu xanh thẫm, bóng lưỡng như có thể soi gương vậy. Phía bên phải là bình hoa, cũng thay đổi theo thời như đĩa trái cây. Tôi thấy hoa huệ trắng là thường nhất, nhưng cũng có khi vài bông sen, ửng hồng như làn môi thiếu nữ. Phía trong cùng, sát vách tường, là những tấm hình ông bà: nội ngoại, cao cố. Có những vị mất từ hồi xưa xửa xừa xưa, chẳng có bức ảnh nào để lại, chỉ còn những cái tên viết lên một khung giấy. Bên dưới tên mỗi người là ngày mất của họ, để mẹ còn biết đường làm cơm cúng. Tôi là người quét dọn và thắp nhang ngày ngày, thành ra tôi biết được điều bí mật của con mèo nhị thể. Nó rất ưa ngủ trên bàn thờ. Dĩ nhiên tôi cũng biết một vài cư dân khác nữa. Một con tò vò làm cái tổ bùn rất xinh dưới bàn thờ, chỗ chân và mặt bàn nối nhau. Hai con thằn lằn hay đuổi nhau trên trần nhà. Một con nhện giăng lưới trong góc nhà, quét hoài mà cứ giăng hoài. Hai con chim sẻ thủ thỉ thù thì dưới mái ngói. Nhưng con mèo là khác người hơn cả. Hồi giờ tôi chỉ thấy mèo ưa ngủ trên giường hay nằm phơi nắng trên mái nhà mà thôi.
Minh họa của Đặng Hồng Quân
Trong các bức ảnh thờ, ảnh bà nội là to hơn cả. Rồi tới ảnh bà cố. Ông nội và ông cố cũng có ảnh, nhưng mà chúng bé tèo tẹo, phải để ý mới nhận ra. Bố là người sắp xếp những chuyện này, thành ra chỉ có bố mới biết tại làm sao. Trong số các ông bà, tôi chỉ biết có bà nội, những người khác đều đã mất trước khi tôi chào đời. Ông nội chết trẻ, vì một bịnh gì đó. Ông cố sống lâu hơn, nhưng hồi chiến tranh bị địch càn, ông chết rất thảm. Dĩ nhiên, tôi nghe kể nhiều chuyện về tổ tiên mình.
Ông nội như lời kể là người bắt cá rất giỏi. Ông thường lội xuống con sông đầu làng và bắt cá bằng tay không. Chẳng có lưới hay cần câu gì cả, chỉ có hai bàn tay không mò mẫm theo những hang hốc dọc theo bờ sông. Ông cũng ưa trồng khổ qua trong vườn nữa. Ông vốn khó tính, những trái khổ qua lủng lẳng ông cứ muốn chúng treo thật thẳng hàng. Trái nào lệch qua một bên là ông cắt bỏ. Tôi còn nghe kể những chuyện khác nữa, nhưng mà không hay về ông. Thôi tôi sẽ không kể lại đâu. Nếu lỡ có gì sai, thì tôi mang tội với người đã mất.
Ông cố chết rất bi. Hồi đó chiến tranh lên đến đỉnh điểm. Dân làng bị lùa lên thị trấn, vì chính quyền muốn cắt nguồn tiếp tế. Nhưng mà ông cố chẳng có gì để làm giữa chốn thành đô xí xô xí xào. Ông lẳng lặng bỏ về làng, ra đồng làm việc. Kể lại là ông bị bắn chết từ trên trực thăng. Ông bị tưởng nhầm là quân kháng chiến. Ông chết giữa mùi rơm ngai ngái, mùi bùn tanh tanh. Tôi tự hỏi phải chăng ông biết trước kết cục của mình. Nhưng ông chẳng thà chết thảm trên mảnh đất mà mình đã lớn lên còn hơn sống mòn giữa những bê tông cốt sắt và hàng rào kẽm gai xa lạ.
Trước khi có con mèo nằm trên bàn thờ, mẹ cũng từng nuôi những con mèo khác người. Mấy năm trước, có một con mèo giống y như chó. Nó rất ưa ôm chân người ta. Khi mình ăn, nó ngồi chốc mõ nhìn lên, như thể đang chờ một mẩu xương. Ngay cả tiếng meo của nó cũng gằn gằn như tiếng chó sủa. Dĩ nhiên khi lớn lên nó cũng ưa rượt đuổi những con mèo, nhứt là mèo cái. Rồi lại có một con mèo xiêm ưa ngủ trong tủ kính bày hàng. Dĩ nhiên nó là con mèo đẹp nhứt thị trấn. Chắc nó cũng biết mình đẹp. Nhưng nó không thể so bì với con mèo hiện tại, về mức độ huyền bí.
Bà cố biết rất nhiều chuyện đời xưa. Tôi ghen tỵ với bố vì những chuyện bà kể đều hay, cho dù phải qua một dị bản là bố. Câu chuyện ám ảnh tôi nhiều nhứt kể về một đứa cháu sống với một bà cô, hai người bị một nạn đói kéo dài tới mức chỉ còn một hạt đỗ để sống. Bà cô cho hạt đỗ vào trong ấm nước, đun tới đun lui, uống nước cầm hơi sống qua ngày. Một hôm khi người cô đi vắng, đứa cháu không cầm lòng được vớt hạt đỗ ra ăn. Không còn mùi đỗ để hít ngửi, bà cô lịm chết. Đứa cháu sau đó được cứu sống. Nhưng nó cứ mãi ăn năn việc mình làm. Rồi nó cũng chết và biến thành một con chim. Người ta thường thấy nó trên những cánh đồng trồng đỗ. Nó sẽ hót như vầy, “Mùa lúa trỗ đỗ chín, hi-i-i-i-i-ít cô”. Những người nông dân bèn gọi nó là con chim hít cô.
Tôi biết nhiều hơn về bà nội vì bà sống cho tới năm tôi mười lăm. Bà nội là người tần tảo siêng năng, bà bán hạt giống cho nhà nông và tự mình trông coi hai thửa ruộng. Bà thức dậy còn sớm hơn con gà trống tía sau chuồng, lọ mọ chuẩn bị cho gánh hàng đi chợ. Ở quê nội chợ làng chỉ thành chợ phiên một buổi trong tuần, thành ra muốn họp phiên mỗi ngày thì phải ráng đi chợ xa, qua nhiều làng xã. Khi về quê nội nghỉ hè tôi vẫn thường đi chợ với bà, đi bằng xe ngựa, trên con đường làng uốn lượn theo bờ sông. Cũng có lúc hai bà cháu đi bộ. Cái vui của sự đi bộ là mình có thể băng tắt qua những cánh đồng. Nói cho ngay, đi xe ngựa đồng xóc miết cũng chán lắm.
Gian thờ trong nhà nội thì bề thế hơn nhiều. Có một bàn thờ chính và ba trang ở bên trên. Trong gian nhà thờ lúc nào cũng tối om om. Lúc nào cũng có khói nhang, và hai lần trong ngày, lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ, tiếng mõ boong boong huyền hoặc. Bà nội không nuôi mèo mà nuôi vài con chó. Tôi không nhớ nhiều về chúng vì chúng không có chi đặc biệt. Với lại, đã có những con vật khác để chơi đùa. Tôi thường bắt cua ngoài đồng về chơi. Tôi móc đất sét nặn một cái xe hơi rồi cột bốn con cua vào làm bánh, nhưng bạn biết lũ cua chúng bò ra sao rồi đó. Xe hơi của tôi chẳng bao giờ nổ máy được cả. Một trò khác tôi học được từ thằng em họ là đá nhền nhện. Thứ nhện chịu đá nhau không phải là nhện giăng tơ, mà là những con bò loanh quanh vồ mồi. Chúng tôi bắt chúng trong um tùm lá dọc hàng rào.
Lần đầu tiên tôi thấy con mèo nhị thể ngủ trên bàn thờ là hồi tháng trước. Tôi nghĩ chắc chỉ là sự tình cờ. Tôi không muốn đánh thức nó, thành ra tôi chừa cái chỗ nằm của nó lại, khỏi phủi bụi. Sau đó thì tôi thấy rành rành con mèo này ưa ngủ trên bàn thờ. Nó cuộn mình bên dưới bình hoa, hai chân che mặt, hai mắt lim dim, hơi thở nghe rõ mồn một. Tôi thấy kỳ lạ là giống mèo thở to thế khi chúng ngủ. Thật quá vô duyên so với sự đỏm dáng thường ngày. Có lẽ vì liếm lông nên chúng mệt, chúng mới thở to như vậy?
Hôm nay là ngày cuối năm âm lịch. Mẹ làm một mâm cỗ lớn để cúng ông bà. Nhưng mâm cỗ mẹ làm vẫn không tinh xảo bằng bà nội. Tôi nhớ có đến mấy chục món ăn. Bảy món bún miến. Thịt luộc, thịt rôti, thịt kho rục. Gà nấu cháo, gà xé phây, gà ráng. Rồi bao nhiêu là thứ bánh tự làm: bánh in, bánh thuẩn, bánh cốm, bánh ít, bánh chưng. Cùng với bánh là mứt: mứt gừng, mứt dừa, mứt bí đao, mức dẻo. Và sắp các món làm sao vừa vặn lên bàn là cả một nghệ thuật. Rồi cả nhà thắp nhang và cúng vái ông bà. Hồi nhỏ tôi lạy không được thật cho lắm. Tôi cứ tự hỏi, “Có thật không? Có thật ông bà mình đang sống trên trời không?”
Hồi đó sự sống mới tràn trề làm sao. Cá chật sông, cua đầy đồng. Tôi câu tuy dở nhưng cũng dính được vài em cá chốt háu ăn. Rồi người ta xịt thuốc trừ sâu, diệt trừ luôn những thứ khác. Tiếp đến là ô nhiễm. Tôi tự hỏi, “Con người có nhất thiết phải ăn nhiều như vậy không?” Bà cố tôi nói con vật thật ra cũng là người, chẳng qua là chúng không may đó thôi. Kiếp sau chúng sẽ làm người trở lại. Và cũng có những người thật ra là các vị thần xấu số. Chà chà. Tôi hỏi mẹ thích làm nữ thần nào. Mẹ làm ngơ. Mẹ nói tôi biết nhiều quá.
Bố đang bận vẽ chân dung cho ông cố. Bố của bố, tức ông nội tôi, mất khi bố mới tròn năm tuổi. Bố chỉ nhớ mang máng. Thật ra cũng có một vài ký ức rõ rệt, chỉ có điều chúng không vui. Ông nội hay đánh bố. Ông cũng đánh cả vợ nữa. Bố nói ông ước gì bố mình chết đi. Có ngờ đâu thành sự thật. Tôi hỏi bố, “Chắc là do bố nguyền rủa?” Bố cũng như mẹ, nói tôi biết nhiều quá, không có lợi ích gì đâu.
Tôi leo cầu thang lên lầu quét dọn. Nguyên buổi sáng hôm nay tôi sẽ phải bận bịu với những cây đèn đồng. Mỗi năm một lần, tôi lại phải đánh cho teng đồng bong ra, rồi nó mới sáng trưng trở lại. Tôi phải dùng một thứ dung dịch đặc biệt mua dưới phố. Bôi dung dịch lên cây đèn làm cho teng đồng chảy ra thành một thứ xin xỉn xanh xanh, mà trước sau gì cũng lấm lem hết lên cả áo quần. Dĩ nhiên bạn cũng có thể đem xuống phố thuê người ta đánh bóng, nhưng tự làm ở nhà vẫn hay hơn. Họ dùng một cái bàn chải máy, chà tới đâu sáng choang tới đó nhưng mà hao đồng lắm. Cứ chà kiểu đó chừng vài năm là chẳng còn gì. Bố nói bộ đèn đồng này xưa tới bốn thế hệ rồi đó. Tôi cố hình dung bố rồi ông nội rồi ông cố cũng ngồi chà xát hai cây đèn y như tôi lúc này, nhiều cái Tết về trước.
Con mèo dĩ nhiên đang nằm dưới bình hoa. Mẹ đã thay vào những bông huệ vàng óng ả. Con mèo nó ngao như đòi vuốt ve. Tôi có một câu hỏi to đùng liên quan tới con mèo, tôi biết chỉ có bố mới trả lời được thôi. Nhưng tôi không biết phải làm sao bố mới chịu nói. Tôi phải đợi một dịp may. Có lẽ là tối nay chăng, khi ông đã hào sảng sau vài lon bia. Lúc này đây, tôi sẽ hài lòng với việc lau chùi cây đèn, trong khi con mèo bận bịu lau chính nó.
Có một chuyện đời xưa khác của bà cố cũng ám ảnh tôi, là mối tình éo le giữa anh nông dân và một cô tiên nữ. Ngày xửa ngày xưa có anh nông dân lấy một cô tiên nữ, dung nhan rạng ngời. Làm sao mà lấy được nhỉ? Nói cho ngắn gọi là cô ấy buộc phải lấy. Ngày nọ cô đang tắm dưới hồ cùng với bầy chị em thì có anh nông dân tình cờ đi ngang qua. Anh ta bị mê hoặc bởi nhan sắc tuyệt trần của họ. Mà trời xui đất khiến hay sao ấy, anh ta còn nhìn thấy nơi cất giấu xiêm y của các cô, đó là những đôi cánh. Anh lẻn tới nơi đó và lấy cắp một đôi. Tắm táp xong xuôi, các cô tiên mặc cánh vào bay về trời. Nhưng có một cô cứ đứng đó loay hoay mãi. Cô không còn cách nào hơn là đi theo anh nông dân về nhà.
Họ sống dù sao cũng hạnh phúc bên nhau và sinh hạ hai cậu con trai, xinh xắn lắm. Nhưng một hôm xúc lúa khỏi cái bồ to ở giữa nhà đi nấu cơm trưa, cô tiên phát hiện ra cái tưởng như đã mất: đôi cánh của cô. Tức giận cộng với nỗi nhớ nhà, cô bèn mặc cánh bay về trời. Anh nông dân và hai cậu con trai nhớ cô tiên quá, họ bèn đến gặp một đạo sĩ, nhờ ông ta giúp đỡ. Vị đạo sĩ dùng phép thuật đưa ba người lên trời, cho gia đình được đoàn tụ. Mà họ đoàn tụ vui vẻ lắm. Nhưng Ngọc Hoàng hay tin thì lại không vui, ngài cho như thế là phạm vào thiên giới. Ngài nói những “phàm phu” phải trở về mặt đất, còn tiên nữ ở lại trời. Bốn người buồn quá nhưng đâu còn cách nào khác. Cô tiên cột sợi thừng vô một cái trống to và bảo ba cha con ngồi lên đó. Cô sẽ thả họ xuống đất như là thả một chiếc gàu xuống giếng vậy. Cô dặn họ khi nào tới nơi thì đánh ba tiếng trống, cho cô biết mà cắt dây.
Nhưng trời xui đất khiến hay sao ấy, khi họ đang ở lưng chừng giữa trời và đất, thì hai cậu con trai đói quá bèn lấy cơm nguội ra ăn, làm rơi vãi trên mặt trống. Một đàn quạ ở đâu bay ngang, cũng sà vô ăn ké. Chúng mổ lên mặt trống, kêu tùng tùng tùng. Nghĩ rằng chồng con đã về đến nơi, cô tiên bèn cắt đứt dây. Ba cha con rớt xuống chết. Sau đó khi biết được lỡ lầm của mình, cô tiên buồn quá cũng chết theo. Câu chuyện làm Ngọc Hoàng đau xót và ăn năn, ngài cũng phần nào có lỗi với họ. Ngài bèn hạ lệnh cho gia đình họ, mà sau khi chết đã biến thành những ngôi sao tách lìa, được đoàn tụ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng bảy. Và như một hình phạt cho thói ăn cướp, bầy quạ đen phải xây một cây cầu bắc qua con sông Ngân cho họ gặp nhau. Sau này lớn lên tôi biết câu chuyện này có nhiều dị bản và phổ biến khắp các nước Á Đông. Tên của hai ngôi sao đó là Ngưu Lang và Chức Nữ.
Bố đã vẽ xong chân dung của ông cố. Lúc này bố đang lồng vào khung. Cây đèn đồng trong tay tôi đang sáng dần lên, từng chút từng chút một. Dưới bếp, mẹ đang bận bịu chỉ bảo người làm. Trên bàn thờ, con mèo đã thay đổi tư thế nằm; lúc này nó nghiêng về bên trái, hai chân duỗi thẳng ra, khoan khoái lắm. Tôi muốn hỏi bố con mèo là ông bà nào của mình vậy, nhưng tôi biết bố sẽ trả lời ra sao. Bố sẽ chỉ đơn giản nói, “Con trai à, đừng cố biết hết mọi chuyện trên đời”.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Bên kia sông - Thạch Lam



Thạch Lam

The other side of the river





My hometown was just another sub-mountainous district of the country, I wouldn't say there was anything special about it. It wasn't too big, yet richly populated. Commerce was always good thanks to the crossing railway and a tributary of the Nhi River providing the waterways. The town actually comprised of only one street, with the railway on one side and a block of houses on the other, thatch-roofed and either wood- or earth-walled, and some stores that villagers opened to sell stuffs. But the two two-storey brick houses were really huge: the trading companies that some Khach or Chinese settlers set up long ago, controlling all the better trades in the district. One or two Khach was always there behind the wooden counter doing their maths over the abacus, while the owner himself, well-fed and rosy and glossy-headed, sat imperiously in his armchair, lighting up his makhorka all the time. Those foreigners and their huge stores were my first 
perceptions of wealthiness since they made me think of a remote place, or even a weird land where they came from. I would stand there for several hours watching them--their movements and behaviours, their sing-song dialects--and wondered how in the world this strangeness came to be.

I was only thirteen at the time. My parents had moved from Hanoi due to their business failure--this district was my father's birthplace after all-- just two years ago. We settled down in a small three-room house in the heart of the street, which faced the railway against some rice paddies. My mother arranged a small shop to sell things to the country people in the surrounding villages who flocked to the district town whenever a Phien market, a marketplace that was scheduled every few days or once a week came about. The market took place in the very heart of the street and it was quite messy with sweeties shops, rice shops and egg-plant shops and all those bamboo sticks and baskets struggling for some sort of order among the two rows of stalls. Against a blue sky the noises of the marketplace, unmistakably peculiar, resounding and consuming, raised themselves from the crowd like a fire and pervaded the whole district; it was a mess of actions and joys and colors, mingled with lights and laughters and even swears as sharp as weapons battling in the air.

That was all about my hometown, a sub-mountainous district called Van Duong, of which a poet from my family lineage had composed these verses:

Van Duong's pretty, then why is she so sad?
They are all after her, things aren't that bad
Her waterfront's full of boats
Her railway station's busy with loads

I spent my boyhood here, jumping and jiving like a bird in the embrace of life, being all eyes for sights, all ears for sounds and a whole nose for smells, of sand and earth and those burnt leaves that the misty winds brought into town from the village end every evening.

The whole marketplace and its alleys and open grounds were as familiar to me as those old furniture at home. But across the river towards the administrative house, about half a mile from the  market itself, was the land of secrets and mysteries. The townsfolk called it Sen terminal, and the small stream that embraced the land Sen river. It was a hamlet of about a dozen of households, half hidden among the lush greens of trees and pierced by a stone-paved road that stretched to nowhere. Beyond it was a forsaken field with lots of graves and pine-apple clusters; there was a small levee and a line of trees on one side, while on the other a rock pillar graced the winding path into a village known for its divine banyan tree, which proved its hundreds of years of age in its huge hanging roots, as wide as several arm's lengths and so confusing nobody could tell which of them was the original trunk. Not far from there, an unattended grave boasted several stone statues covered by pale moss and thick grass, while the two pine trees aside rose into the sky to make themselves one of the landmarks of the region.

A wooden bridge that was on the verge of collapsing, prompting the government's abandoning crossed the river and connected Sen terminal to the town market. On the rare occasions that I made my trip there, I would always walk the bridge in terrors; the old termite-fed planks trembled with every step I made, and through the wide gaps I was able to see a darkish river flow. The occasions of a Sen visit were really rare since people on this side of the river wouldn't associate with those yonder. Sen terminal belonged to a different province, called Bac; gangs had often robbed the district town then withdrew there to hide from prosecution, which made the place seem to me even more exotic. The townsfolk would talk in low voices about what had just happened there; whenever a Sen being came over, all the eyes would be fixed upon him as if he were from the moon.

One day a silver-bearded man visited my family; he had some rice wine with my father and then they exchanged their poems. When I learned that he was from Sen I could not help but stare at him in admiration, while my mother added up to it, saying he was a well-versed scholar from a village on the other riverside, which held very high reputation since it once produced as many as eighteen doctors in the national literary competitions. When he left for home I saw him to the very bridge, then I stopped and watched him spread his umbrella and disappeared into the horizon.

The Sen land kept haunting my teenage mind. I would climb a mound in the backyard and look over to the other side of the river, viewing the several roofs hidden among the trees, that lonely inn and the line of trees along the levee, and the road that stretched to nowhere, maybe to a faraway place beyond the blurred hills in the horizon. For a boy of delta birth like me, being so used to the flat sceneries of muddy waters, the hillside was an irresistable call. When the sunlights were transparent enough one of the hills would turn crimson-red against the evening sky. One could easily see a cluster of trees on the hilltop, which my mother said was a pagoda called Thien Thai. Thien Thai! That mystic divine name made me think of those wonderful heavens where gods played their games and which my father would speak of when he told me his tales. I would then linger till the sun went down to see the whole place blaze up in the dying twilights, then it was dusk and there were only colors left in the clouds, and the range of houses would blur into the earth while the two pine trees would rise and silhouette against a pale sky.

###

In the end I managed to pay Sen quite a few visits. It was thanks to a schoolmate of mine named Tien. I was nearing the end of my third year when Tien joined my class. I immediately loved him; Tien was a slim good-looking child with big eyes and fair skin and silky hair. I loved Tien like I would a girl; he was kind-hearted and so very gentle and generous to his friends. But those good traits would pale in comparison to the fact that he came from across the river; I was attracted to him for that reason. It made him no ordinary boy to me. I got on really friendly terms with him, seeing him to the bridge every afternoon when we finished our classes.

One Sunday Tien invited me home. I was overjoyed as if we were about to start an adventure; it would actually be the first time I crossed the river. Tien walked me over the bridge; we stopped midway to lean against the walls and looked down onto the stream; traders' boats were jam-packed along the bank, with children playing inside and a dog curling on the roof top. They came from Bac province, carrying many rare goods. Tien pointed to the boats and said to me, "When we moved here from Bac, we were going on one of these boats".

I glanced at Tien and was about to ask him about that remote Bac town but I stopped it. Tien held my hand and took me off the bridge to the Sen street. His house was towards the end of it and adjacent to the baren field. I saw a miscellaneous store like my mother's, only smaller. On the elevated plank beyond the counters sat a silver-haired woman counting her bank notes, loking really kind-hearted. When she saw us coming in she put on a bright expression and said, "Where have you been boy?"

Tien was wiping off the sweats with his sleeve when he replied, "Grandmother, I've just been back from the market place".

She noticed me hiding behind Tien's back so she said, "You must want some drink now. And you, boy, please come in. It's a hot sun out there, aren't you tired from the trip? 

The old woman's voice was gentle and sweet which pleased me and cheered me up. 

Tien took me into a scarcely furnitured living room with all the old and cheap facilities. We had hardly sat down when in walked a girl of about fifteen years of age. I knew it was Tien's elder sister since she looked exactly like him, with the same fair skin and huge eyes. At the sight of her brother a smile blossomed on her rosy lips, it was the most charming I had ever seen.

"So you've been back home, brother?" she said.

Her voice was as gentle as the old woman's, only more refined. Thuy came to our side and tended her brother. I was awed at her beauty, my stomach churning; even at that age I knew I was being treated with something rare and precious and so fragile it may vanish in no time.

When Thuy placed her hand on my shoulder I felt a shudder in my body as if I was already loving her. 

"So you're Tien's classmate?" she said.

"Yes, sure" I replied.

Thuy touched my hair gently and said, "You're such a good boy". Then she went on, "Won't you stay and play with him and have some cakes too. Tien, I saved your cakes on the table over there".

Thuy wouldn't have the cakes but she sat and watched us eat; I could tell how she loved her brother and I was jealous wirh Tien for owning such a gorgeous and caring sister. But she asked me questions too and I gave her my merriest answers, which were empty in nature except for the eagerness to hear her gentle and refined voice talk back.

When we finished our cakes Tien took me to the grave-yard in the back of the house. Here I was finally in the land of secrets, with the two pine trees and hidden stone statues in my reach. In the wind the pine trees sounded like an exotic song from a different world, and that inn beside the rock pillar in the middle of the windy field looked like it was expecting guests from another time to stop by. 

From then on I would visit Sen very often. I wanted to be close to the florae of the land which seemed to be of a different soul than my side of the river. I wanted to see Thuy all the time and hear her voice and watch her pretty mouth part itself against her coal-black teeth. I even found the old woman interesting. I didn't know Tien's family really well but I could see that permanent nostalgia on their faces which made them even more lovely.

I believed they had prior to this settlement lived a rich and adventurous life, which one could tell from such antiques as the curved sword, the bronze instrument and the jade tortoise, all kept in an old cupboard the paint coat of which had broken. And how they differed from the happy simple folks on my side; Thuy and Tien both had pale skin, slim limbs, delicate manners and soft voices unlike those rosy, sturdy beings opposite my house. I thought it was because of the mysterious land they lived on, or maybe because they were unusual already so they sought such a place. 

I became really close to Tien; I was actually made another member of the family. Thuy treated me like she did her brother, with care and love. Many a time she let me lie on her lap and rubbed my hair and asked me considerate questions. After all the years I still remember the moments I looked up at her deep eyes and tiny mouth, while she tried to sooth my forhead which was heated from playing in the sunny field. I still bear in mind the figure of a lovely and fragile girl who rose from my childhood like a  blessed fairy against an exotic scenery.

Before long, however, I had to part with my little friend; my parents moved back to Hanoi and I had to join them. The last time I was at Sen with Tien, it was chilly and colorless. We paid our last visit to the stone statues who still sat still in the grass. It was about time to say maybe our last goodbye but we were too young to feel the sadness. Then Thuy patted me on the shoulder and gently said, "If ever I could see you again..."

Suddenly I was really moved. My eyes were full of tears and I cried on Thuy's shoulder.

###

There's an end to every tale. I wouldn't be able to come back to Van Duong until ten years later. The scenery had changed into 
a busier market street with blocks of new tile-roofed houses. The shop owners were now aged, their hair and beard going white and in their place were now my very old classmates, who looked like total strangers to me. 

I came over to the other side of the river; the metal bridge had collapsed on a stormy night and had never been repaired since the route to Bac was scarcely traversed. A ferry was now in use. I crossed the river at sunset when the mist was going down in a tangle with the cooking smoke from dock boats.  I was about to only see the destructive work of time: the other riverside was but a baren forsaken land with grass thriving on the old floors. A collapsing inn was to be seen beside the banyan roots. A whole street had vanished and there were only battered trees here and there. But the tree range along the levee was still present along the winding path that led to nowhere, with darkness overwhelming and nobody to be seen till the horizon. 

I didn't dare to venture further; saddened, I came back to the boat, crossing the gloomy misty river. I didn't ask the ferry man about the whereabouts of the previous settlers, I thought he didn't know either. At the sight of the moss-covered black-bricked bridge base, I thought of my little friend, of Thuy and her lovely feminine ways, of the melancholy that was ever present on her face, which I now knew was to mask some painful twist of fate. Her eyes had been the purifying horizon that revealed to me the after-taste of life.

Whem I was ashore I would turn my head for a last glimpse of the tree range, the inn, a village in the shadows of the remote mountains; the other side of the river held no more secrets, all I felt was the sadness of a poor land.